Kinh nghiệm du lịch Côn Đảo từ A đến Z năm 2020

Côn Đảo được biết đến là một trong những hòn đảo đẹp nhất Châu Á, địa danh này ngày càng trở nên nổi tiếng thu hút một lượng khách du khách trong và ngoài nước đến du lịch mỗi năm. Được tạo hóa ban tặng khung cảnh thiên nhiên hữu tình, sông núi giao hòa với nét đẹp bí ẩn, bình dị tạo ấn tượng sâu sắc trong lòng những ai đã từng đặt chân đến vùng đất này. Nếu bạn đang có ý định du lịch đến Côn Đảo thì hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm du lịch Côn Đảo hữu ích mà chúng tôi tổng hợp dưới đây để chuyến đi có được những trãi nghiệm trọn vẹn nhất.

Kinh ngiệm du lịch Côn Đảo năm 2020

1. Tổng quan về Côn Đảo

Côn Đảo là một quần đảo ngoài khơi thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cách Vũng Tàu 97 hải lý và cách sông Hậu 45 hải lý. Côn Đảo hay Côn Sơn là tên chung để gọi tên hòn đảo lớn nhất trong quần đảo này. Trước thế kỷ XX Sử Việt gọi đảo Côn Sơn là đảo Côn Lôn hoặc Côn Nôn. Tên gọi cũ trong những văn bản bằng tiếng Pháp và Poulo Condor trong tiếng anh.

Côn đảo hấp dẫn du khách với vẻ đẹp huyền bí
Côn đảo hấp dẫn du khách với vẻ đẹp huyền bí

Vào năm 1977, Quốc hội nước ta quyết định tên gọi chính thức là Côn Đảo. Đây cũng là đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Côn Đảo có cùng đường kinh độ (106°36′) với Thành phố Hồ Chí Minh và cùng một vĩ độ (8°36′) với Cà Mau. Quần đảo này bao gồm 16 hòn đảo với tổng diện tích là 76 km².

2. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch Côn Đảo

Từ tháng 3 đến hết tháng 9 được nhận xét là thời gian tốt nhất để thực hiện những chuyến du lịch đến Côn Đảo. Ngoài ra từ tháng 10 đến tháng 2, vùng biển Côn Đảo thường xuyên có những cơn sóng lớn nhưng vì đang là mùa khô nên sẽ có ánh nắng chan hòa nên cũng đáng để lựa chọn đến Côn Đảo .

Từ tháng 3 đến tháng 9 là lúc biển dịu êm, dù đang là mùa mưa nhưng những cơn mưa tại Côn Đảo lại chủ yếu là mưa rào kéo dài không đến 1 giờ, còn lại thời gian khác vẫn có ánh nắng chan hòa ấm áp. Thời điểm này thích hợp để thực hiện những tour khám phá trên biển, lặn ngắm san hô và tham quan các đảo hoang. Đặc biệt đây cũng là mùa các loại rùa từ khắp nơi trở về Côn Đảo đẻ trứng.

Thời gian từ tháng 10 tới tháng 2, chịu ảnh hưởng của gió Đông Bắc, vùng biển của Vịnh Côn Sơn sẽ có những cơn sóng lớn nhưng mặt ở phía Tây và Tây Nam ít chịu tác động của sóng gió nên mặt biển vẫn rất êm đềm.

3. Di chuyển đến Côn Đảo

Côn Đảo nằm cách thành phố Vũng Tàu 180km 97 hải lý. Mọi người có hai cách để ra Côn Đảo là  thứ nhất bằng đường bộ kết hợp đường thủy hay đường hàng không.

*Đi bằng đường bộ kết hợp với đường thủy

Từ TP HCM, bắt xe bus đến thành phố Vũng Tàu, sau đó tiếp tục di chuyển đến cảng Cát Lở để ra lên tàu.

Bạn có thể đặt vé tàu trên website vetaukhachcondao.com và thanh toán trực tuyến, sau đó chủ động gọi cho phòng vé để xác nhận thanh toán thành công. Dù đã thanh toán trước nhưng mọi người vẫn phải đến cảng trước 5 tiếng để nhận vé. Nếu đến trễ vé sẽ được tiếp tục bán cho người khác, dù đã thanh toán tiền.

Nếu lịch trình cụ thể ngày đi và về thì nên đặt vé ngày về luôn, và nhận một lần tại bến tàu Cát Lở, không phải mất thời gian chờ mua vé tại hai cảng. Trong quá trình đặt mua vé và thanh toán xong thì bạn cần kiểm tra lịch tàu chạy, để tránh bị hủy chuyến hoặc đổi tàu. Nếu có, bạn phải chủ động nên gọi đến phòng vé xác nhận, và đặt lại vé, vì nếu thời tiết có những chuyển biến xấu, tàu không chạy, phía phòng vé cũng không thông báo.

Vé ngồi là 85.000 đồng tới 125.000 đồng/lượt (Tàu CD909 – CĐ10) và giường nằm từ 150.000  đồng đến 200.000 đồng/lượt (Tàu CD909 – CĐ10).

Đặc biệt từ tháng 6 năm 2017 tàu cao tốc đi Côn Đảo đưa vào hoạt động chúng ta chỉ mất khoảng 2 tiếng rưỡi. Đây là tàu của Superdong với lộ trình di chuyển từ Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đến Cảng Bến Đầm (Côn Đảo) và ngược lại. Giá vé cho mỗi lượt từ 310.000 đồng.

*Di chuyển bằng máy bay

Nếu có điều kiện kinh tế tốt bạn nên chọn di chuyển máy bay, chỉ cần 45 phút bay ra đảo với giá từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng/lượt. Hiện nay chỉ có duy nhất hãng hàng không Vietnam Airlines kết hợp với Vasco phục vụ tuyến bay ra Côn Đảo. Mọi người có thể bay thẳng từ TP HCM hay Cần Thơ đến Côn Đảo. Ở Hà Nội,  bạn cần phải transit tại một trong hai nơi kể trên. Từ TP HCM có từ 4-5 chuyến bay mỗi ngày, khách được đem tối đa 20 kg hành lý ký gửi với 7 kg hàng lý xách tay miễn phí. Thời gian bay dự kiến khoảng 55 phút.

Một vài lưu ý nhỏ

Khi lựa chọn hình thức di chuyển bằng máy bay, bạn sẽ đáp xuống sân bay Cỏ Ống nằm cách thị trấn 12 km. Sau đó bạn có thể di chuyển bằng taxi tập trung rất nhiều khu vực xung quanh sân bay.

Đi tàu sẽ cập bến tại cảng Bến Đầm nằm cách thị trấn 12 km. Bạn có thể liên hệ với khách sạn đã đặt phòng trước ra đón, với chi phí 40.000 đồng/người. Ngoài ra, nơi đây cũng có xe ôm, xe 16 chỗ chở khách khoảng 40.000 đồng/người. Nếu đi theo đoàn, đông người bạn nên trả giá khoảng 30.000 đồng/người để tiết kiệm.

Có thể thuê xe máy tham quan quanh đảo với chi phí khá rẻ chỉ từ 100.000 đồng/ngày, không bao gồm xăng. Nên thuê xe tại nơi lưu trú để tiện lợi di chuyển.

4. Những trải nghiệm thú vị

Câu cá biển Đông

Biển Côn Đảo nằm trực thuộc biển Đông với nguồn hải sản dồi dào chắc chắn mang đến cho mọi người chuyến ra khơi đầy thú vị đối với những ai yêu thích bộ môn câu cá. Sau chuyến đi bạn có thể tân hưởng chiến lợi phẩm của bản thân trong một không gian yên bình của biển xanh cát trắng. Đặc biệt,có thể thử thách lòng can đảm của bản thân câu cá mập. Điểm đến lý tưởng nhất chính là bãi Nhát, nằm tại đỉnh Tình Yêu nổi tiếng của Côn Đảo. Theo những chia sẻ của các “chuyên gia” câu cá mập thời điểm đi câu cá mập lý tưởng nhất là khi đêm xuống, nhưng cá to hay nhỏ, nhiều hay ít sẽ tùy vào thời tiết và con nước.

Câu cá trên biển
Câu cá trên biển

Lặn sâu xuống biển ngắm san hô

Côn Đảo là tổ hợp của những tiểu đảo khác nhau như hòn Tài, hòn Tre, hòn Trứng, hòn Bảy Cạnh, hòn Trác… nơi đây hội tụ các dải san hô với mật độ cao bậc nhất của Việt Nam, vô cùng lý tưởng để khám phá thế giới đại dương bao la. Ở những điểm lặn đã được kiểm định trước, khách du lịch sẽ được hướng dẫn các thao tác cơ bản sau đó được lặn cùng với chính người hướng dẫn.

Lặn biển ngắm san hô
Lặn biển ngắm san hô

Khám phá đảo hoang

Vịnh Côn Sơn sở hữu một hệ thống 14 hòn đảo to nhỏ khác nhau bao gồm chuỗi hòn Tài, hòn Trác, hòn Thỏ, … quy tụ lại tựa như một đại gia đình và hòn Bảy Cạnh, hòn Trứng, Bông Lan, hòn Cau, hòn Tre… hùng vĩ nằm xa ngoài khơi xa, là các hòn đảo mang lại vẻ đẹp thơ mộng cho Vịnh Côn Sơn và đây cũng là khu bảo tồn sinh thái biển với những rạn san hô khó nơi nào sánh được về mật độ và chủng loại.

Khám phá các đảo hoang
Khám phá các đảo hoang

Xem rùa đẻ trứng

Đến với Côn Đảo, mọi người có thể trải nghiệm một đêm lặng lẽ nhưng lại vô cùng quyến rũ trên hòn Bảy Cạnh. Đặc biệt còn được tận mắt thấy những con rùa biển Chelonia mydas mà dân địa phương thường gọi là rùa xanh hay vích… đang làm ổ và đẻ trứng ngay trên bờ biển.

Xem rùa đẻ trứng
Xem rùa đẻ trứng

5. Một số điểm tham quan hấp dẫn tại Côn Đảo

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một hay Vân Sơn Tự tọa lạc trên Núi Một được cho xây dựng vào năm 1964. Trải qua sự biến chuyển của dòng lịch sử và thời gian, chùa được khởi công tôn tạo lại vào ngày 13/8/2010, và hoàn thành ngày 4/12/2011. Do sở hữu vị trí thuận lợi nên đứng trên núi nên chùa chúng ta sẽ có một tầm nhìn bao quát xuống biển, toàn cảnh thị trấn Côn Đảo và vịnh Côn Sơn, hồ An Hải.

Chùa Núi Một
Chùa Núi Một

Hòn Bảy Cạnh

Hòn Bảy Cạnh nằm ở phía Đông Côn Đảo,diện tích 683ha, gồm có hai phần đảo nối liền bằng doi cát nằm ở giữa gọi là Bãi Cát Lớn. Đây cũng là một trong 14 bãi đẻ trứng của loài rùa biển sinh sống Côn Đảo, nơi đây có số lượng rùa đẻ trứng nhiều nhất. Mùa sinh sản bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm, mỗi đêm có ít nhất từ 1 tới 2 cá thể, đêm nhiều thì 20 tới 30 cá thể rùa mẹ lên bãi để làm tổ và đẻ trứng.

Hòn Bảy Cạnh
Hòn Bảy Cạnh

Bãi Suối Nóng

Bãi Suối Nóng là một trong những bãi biển đẹp nhất của Côn Đảo. Từ bãi Đầm Trầu, bạn di chuyển một đoạn ngắn đường rừng là sẽ đến với bãi Suối Nóng. Nơi này vẫn còn giữ được nguyên vẹn nét hoang sơ vốn bãi cát trắng phẳng lì trải dài kèm theo đó là một hệ sinh thái rừng ngập mặn hiếm có.

Vườn quốc gia Côn Đảo

Vườn Quốc gia Côn Đảo có tổng diện tích khoảng 6.000ha nằm trên cạn và phần còn lại 14.000ha vùng nước. Mối liên kết giữa rạn san hô, thảm cỏ biển và khu rừng ngập mặn đã tạo nên môi trường lý tưởng cho việc sinh sản, ươm giống cũng như là bảo tồn những loài sinh vật biển.

Vườn quốc gia Côn Đảo
Vườn quốc gia Côn Đảo

Hiện nay, Côn Đảo là điểm có nhiều rùa biển nhất của nước ta, với hai loài phổ biến đó là đồi mồi và tráng đông. Đã có đến 17 bãi cát được ghi nhận là bãi đẻ của rùa biển, trong đó có đến 4 bãi với số lượng 1.000 cá thể rùa mẹ lên đẻ hàng năm.

Đến với vườn quốc gia Côn Đảo, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị đa dạng loại hình như xe đạp, đi bộ, câu cá, lặn biển hay chỉ đơn giản là ngắm cảnh thưởng ngoạn thiên nhiên.

Bãi Đầm Trầu

Bãi Đầm Trầu được đánh giá là bãi biển đẹp nhất tại Côn Đảo, cách sân bay Cỏ Ống 12 km về hướng Tây Bắc. Từ trung tâm thị trấn Côn Đảo, nếu bạn đi bằng xe máy hay ô tô thì chỉ mất khoảng 30 phút là đến nơi. Địa danh này nổi tiếng sở hữu một bờ cát trắng xốp mịn trải dài, khu rừng nguyên sinh xanh tươi và các vách đá cheo leo với hình thù độc đáo. Đến với bãi Đầm Trầu, bạn có thể thoải mái tắm biển, thưởng ngoạn cảnh đẹp, lặn ngắm san hô.

Bãi Đầm Trầu
Bãi Đầm Trầu

Nhà tù Côn Đảo

Nhà tù Côn Đảo được ví như là “địa ngục trần gian” trong thời kháng chiến chống Pháp, Mỹ. Hệ thống nhà tù do người Pháp xây dựng nhằm mục đích giam tù nhân đặc biệt gây nguy hiểm đến chế độ thực dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù… Vào thời Pháp thuộc nhà tù là nơi giam giữ các nhân vật cộng sản và những người yêu nước chống lại chính phủ thuộc địa, về sau được Mỹ sử dụng để giam cầm tù binh trong thời kháng chiến chống Mỹ.

Khu “chuồng cọp” là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất bên trong nhà tù Côn Đảo
Khu “chuồng cọp” là nơi biệt giam khắc nghiệt nhất bên trong nhà tù Côn Đảo

Điểm nổi tiếng nhất bên trong nhà tù Côn Đảo là “chuồng cọp”, nơi biệt giam khắc nghiệt nhất. Tù nhân phải ở trong căn phòng chỉ rộng 5m², không có giường nằm. Tù nhân bị cùm chân và phải nằm dưới nền xi măng ẩm thấp với điều kiện vệ sinh và ăn uống khắc nghiệt, thường xuyên bị tra tấn dã man để lấy cung. Khu vực này sẽ dùng cho những tù binh quan trọng không hợp tác, với mục đích dùng sự khổ ải đau đớn nhất để khuất phục ý chí sắc đá của tù nhân. Để không bị dư luận phản đối, khu “chuồng cọp” được đế quốc Mỹ cho xây dựng biệt lập và bí mật, trong một thời gian dài nhưng không một ai ở thế giới bên ngoài biết đến.

Miếu Bà Phi Yến

Miếu bà Phi Yến còn được gọi là An Sơn Miếu, ngôi miếu cổ này được xây vào năm 1785, đến năm 1958 được xây dựng thờ bà Phi Yến, người vợ thứ của vua Nguyễn Ánh. Ngôi miếu rất linh thiêng đối với những người dân đảo và nó cũng gắn liền với câu chuyện bi thương về cuộc đời của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, giàu lòng yêu nước. Sau khi bà qua đời, nhân dân trên đảo thương tiếc bà và đã xây  nên ngôi miếu để thờ tưởng nhớ về bà. Đến năm 1861, thực dân Pháp chiếm đảo và quyết định dùng nơi này và cho di chuyển toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu theo thời gian bị mục nát dần. Đến năm 1958, người dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu nằm ngay trên nền cũ.

Miếu Bà Phi Yến
Miếu Bà Phi Yến

Vịnh Đầm Tre

Nằm ở phía Bắc đảo Côn Sơn, cách sân bay Côn Đảo 3 km. Đây là một vịnh kín gió, nằm sâu vào trong đất liền, là sự gắn kết hài hòa giữa biển và núi bao bọc xung quanh, hình thành nên nhiều cảnh quan thơ mộng, huyền bí, phong cảnh sơn thủy hữu tình.

Vịnh Đầm Tre
Vịnh Đầm Tre

Bảo tàng Côn Đảo

Bảo tàng xây dựng vào tháng 12/2009, với tổng kinh phí lên đến 62 tỷ đồng, đây là công trình đầy ý nghĩa cũng là nơi gìn giữ các giá trị lịch sử, minh chứng về một thời kỳ bi tráng, hào hùng của dân tộc Việt Nam.

Bảo tàng Côn Đảo minh chứng về một thời kỳ bi tráng, hào hùng của dân tộc
Bảo tàng Côn Đảo minh chứng về một thời kỳ bi tráng, hào hùng của dân tộc

Đã có 2.000 tư liệu, và hiện vật được trưng bày tại bảo tàn Côn Đảo theo 4 chủ đề lớn như phản ánh tội ác của chế độ thực dân và đế quốc, tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của những chiến sĩ cách mạng và những người Việt Nam trong 113 năm; về sự phát triển của Côn Đảo ngày nay, đồng thời phát huy những giá trị của khu di tích lịch sử Côn Đảo như một di sản của dân tộc, truyền dạy giáo dục cho thế hệ sau biết về truyền thống đấu tranh chống giặc của dân tộc Việt Nam.

6. Lưu trú

Sau đây là một số khách sạn có mức giá hợp lý đầy đủ tiện nghi cơ bản đến cao cấp cho mọi người tham khảo để lựa chọn trong chuyến du lịch Côn Đảo của mình.

  • Six Senses Côn Đảo
  • Poulo Condor Boutique Resort & Spa Côn Đảo
  • Khu nghỉ dưỡng Sài Gòn Côn Đảo
  • on Dao Resort
  • Uyên’s house nằm trên đường Phạm Văn Đồng, cách chợ đêm 50m, cách chợ Côn Đảo 70m.

7. Những món ăn ngon nên thử khi đến Côn Đảo

Mắm nhum

Mệnh danh là loại mắm quý tộc, vì để làm ra được một loại mắm nhum chất lượng đòi hỏi người làm phỉa có đủ sự tỉ mỉ, kỳ công. Vào thời phong kiến triều Nguyễn, mắm nhum còn là một trong những lễ vật để dâng lên vua hàng năm.

Mắm nhum
Mắm nhum

Mắm nhum được dùng làm nước chắm cho các món luộc hoặc bánh tráng cuộn. Khi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt của thịt nhum,  và chút vị mắm mòi của biển, chua bùi béo kích thích vị giác vô cùng.

Cháo hàu

Cháo hàu là món ăn bạn nhất định phải thử khi du lịch đến Vũng Tàu nói chung và Côn Đảo nói riêng.

Cháo hào được làm từ gạo ngon, hạt tròn mẩy, thêm vào một chút gạo nếp để tăng thêm độ đặc và sánh cho cháo. Hàu tươi được đánh bắt từ đai dương, khi nấu người ta sẽ làm sạch, tẩm ướp gia vị và xào qua cho ngấm. Khi cháo chín, người nấu sẽ đổ hàu đã xào sẵn vào rồi thêm gia vị cho đến khi vừa ăn.

Cua mặt trăng

Cua mặt trăng là một loại cua với hình dáng bên ngoài rất kỳ lạ, trên lưng có nhiều đốm đỏ đậm kết hợp cùng với màu hồng tươi. Nếu quan sát kĩ và có óc tưởng tượng bạn sẽ thấy nó cũng gần giống với mặt trăng, có lẽ chính vì vậy mà nó có cái tên cua mặt trăng.

Cua mặt trăng
Cua mặt trăng

Cua chế biến thường nhất là luộc hay hấp chín, ăn thịt cua chấm với muối tiêu chanh thì càng ngon hơn. Ngoài ra còn rất nhiều cách chế biến khác nhau và hấp dẫn cũng không kém như nấu canh, lẩu, nấu bún hay bánh canh. Cách chế biến khác nhau sẽ mang lại những hương vị riêng biệt, thơm ngon, ngọt ngào là do hương vị vốn có của loài cua mặt trăng.

Ốc vú nàng

Ốc có tên như vậy bởi vì hình dáng của chúng giống với đôi gò bồng đảo của người phụ nữ, đây là một món ăn hấp dẫn từ tên gọi cho đến hương vị. Ốc vú nàng có hình chóp nhọn thẳng, với thịt ở bên trong trắng nõn và đầy đặn.

Ốc vú nàng
Ốc vú nàng

Ốc vú nàng có thể chế biến bằng cách nướng, luộc, xào hay làm gỏi… đều mang lại hương vị thơm ngon hấp dẫn. Tuy nhiên theo ý kiến một số, ngon nhất sẽ là ốc vú nàng nướng mỡ hành. Đặc sản nổi tiếng này của Côn Đảo bạn có thể tìm thấy ở bất cứ nhà hàng nào.

Tôm hùm đỏ

Tôm hùm đỏ còn gọi là tôm hùm lửa vì màu đỏ sậm rất đặc trưng của loài tôm vùng này. Tôm hùm đỏ tại Côn Đảo không to nhưng thịt cua khi ăn rất dai, ngọt và săn chắc.

Tôm hùm đỏ
Tôm hùm đỏ

Thịt tôm hùm không chỉ thơm ngon, mà ở dọc sống lưng và đầu tôm còn có một lớp gạch tôm mang giá trị dinh dưỡng cao, mỗi khi mùa đông đến lớp gạch của cua trở nên dày hơn. Tôm hùm đỏ chúng ta có thể chế biến thành nhiều món khác nhau như sushi, hấp, gỏi, nướng hay làm cháo….

Cá mú đỏ

Cá mú đỏ là một trong những đặc sản nổi tiếng của Côn Đảo. Cá còn gọi là cá song và đây củng là loại cá được yêu thích trong số những loại các biển ở Côn Đảo vì những thớ thịt cá khi ăn cho ta cảm giác dai ngọt và rất thơm, thường được chế biến thành các món sốt, nướng và gỏi.

Cá mú đỏ
Cá mú đỏ

Sá sùng

Sá sùng là một loại hải sản vô cùng quý hiếm vì rất hiếm khi bắt và nó chỉ xuất hiện nhiều vào đầu tháng 3 tới hết tháng 7 hàng năm. Đến với Côn Đảo, mọi người nhất định không nên bỏ qua món đặc sản này.

Cháo Sá sùng
Cháo Sá sùng

Sá sùng được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như nấu cháo, canh, nướng vàng, xào rau, chiên giòn, làm gỏi… nhưng được ưa thích nhất là món sá sùng nướng chấm tương ớt. Khi ăn sá sùng vừa giòn, dai dai, béo bùi có giá trị dinh dưỡng cao.

8. Du lịch Côn Đảo nên mua gì làm quà

Mứt hạt bàng

Bàng ở Côn Đảo không giống đất liền, là một loại cây rừng lá và quả rất to. Tết đến, người dân địa phương còn sử dụng lá gói bánh chưng. Đến mùa thu hoạch quả bàng được hái xuống sau đó đem phơi khô, rồi chẻ lấy hạt, rồi đem đi với muối hay đường tùy sở thích.

Mứt hạt bàng
Mứt hạt bàng

Mứt hạt bàng là món ăn đặc sản nổi tiếng ở Côn Đảo. Khi ăn mứt bạn sẽ cảm thấy hơi giòn, bùi, thơm và ngậy một cách rất thú vị.

Mắm hàu

Đối với những người có thích ăn mắm cá thì không nên bỏ qua việc thử và mua món mắm hàu về làm quà. Mắm hàu là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày mỗi gia đình địa phương. Hàu sống bám chặt trên các vách đá nằm ven biển, ngư dân chỉ có thể đi bắt hàu vào lúc thủy triều xuống thấp. Hàu sau khi được ngư dân bắt về được lột vỏ, rửa sạch sau đó trộn đều cùng với muối, ớt bột và một số loại gia vị khác cuối cùng cho vào chai.

Trãi qua từ 20 đến 25 ngày chai mắm hàu sẽ đổi màu, phần thịt hàu nổi lên, phần nước lắng xuống có màu đỏ tươi là ăn được. Mắm hàu sẽ ăn cùng với cơm, chấm với rau hay bánh tráng là ngon nhất.

Các loại hải sản

Côn Đảo có rất nhiều loại hải sản tươi ngon kèm theo đó là đa dạng chế biến khác nhau bạn có thể chọn mua về làm quà. Món đặc sản đầu tiên có thể kể đến như là ốc vú nàng, loại ốc này  nướng với mỡ hành trên than hồng là ngon nhất. Tiếp theo đó chính là món cua mặt trăng luộc chấm với muối ớt tiêu chanh ngon khó cưỡng. Món tôm hoàng đế chắc nịch, thịt trắng ngần cung cấp cho người ăn một lượng lớn chất đạm và khoáng chất. Món chả cá thu, cá bò, mực một nắng chiên giòn, bạch tuộc đều là những loại hải sản ngon hấp dẫn.

Các loại hải sản Côn Đảo
Các loại hải sản Côn Đảo

9. Một số lưu ý khi đi du lịch Côn Đảo

Các dịch vụ ở Côn Đảo phần lớn còn phụ thuộc nhiều vào hàng cung cấp từ đất liền nên giá còn khá đắt đỏ và hạn chế nhất là những hoạt động vui chơi về đêm. Do đó, bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng khi đến đây là chuyến nghỉ dưỡng và khám phá một hòn đảo khá hoang sơ, các dịch vụ phụ vụ chưa đầy đủ.

Bạn nên chuẩn bị những giày cao cổ nếu vì hành trình khám phá rừng và mang theo thuốc chống dị ứng, một số đồ ăn nhanh do buổi tối rất khó tìm đồ ăn.

Nếu muốn ăn hải sản tiết kiệm chi phí cho bản thân thì có thể ra cầu cảng vào khoảng 6h00 sáng hoặc 2h00 chiều, giờ tàu đánh bắt về để chọn mua hải sản tươi sống giá rất rẻ. Hải sản tươi  bạn hoàn toàn có thể mang vào khách sạn nhờ họ chế biến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *